Hội Đông y Thái Nguyên góp phần tích cực phát triển nền đông y Việt Nam trong tình hình mới

Chủ nhật - 24/06/2018 22:27   Đã xem: 2978   Phản hồi: 0

Với đặc điểm là một tỉnh miền núi, có tiềm năng phát triển y học cổ truyền, Thái Nguyên có nhiều lợi thế về khí hậu, địa hình, đem lại nguồn dược liệu đa dạng, phong phú với hàng trăm loài dược liệu khác nhau, trong đó có nhiều loại cây thuốc quý như: Bạch cập, Khôi nhung, Gừng đen, Ba kích, Sau sau đỏ… Thời gian qua, Hội Đông y Thái Nguyên đã phát huy thế mạnh trong việc khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và đạt được những kết quả nhất định góp phần không nhỏ vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư (khóa X) “Về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” cùng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung ương Hội Đông y Việt Nam và sự vào cuộc tích cực của các ngành, đến nay các cấp Hội Đông y Thái Nguyên đạt được những thành tích đáng kể trên các lĩnh vực hoạt động. Tổ chức bộ máy hoạt động không ngừng được củng cố, kiện toàn với 9/9 huyện, thành phố, thị xã và 164/180 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội hoạt động, 02 chi hội trực thuộc tỉnh Hội; 17 chi hội trực thuộc huyện hội với 2.681 hội viên, trong đó gần 200 hội viên có trình độ thạc sỹ, bác sỹ; tổng số phòng chẩn trị của hội viên là 202. Các tổ chức hội và hội viên tích cực tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân góp phần tích cực vào việc kế thừa, phát huy và phát triển y dược học cổ truyền trên địa bàn tỉnh.
Trong công tác khám, chữa bệnh, các hội viên Hội Đông y đều tuân thủ đúng quy định của Bộ Y tế; thực hiện theo phương châm “Đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết, không vì lợi nhuận mà làm mất đi phẩm chất, đạo đức của người thầy thuốc”. Với sự tôn vinh về y đức, y thuật của Đại danh y Lê Hữu Trác như một tổ nghề, các hội viên luôn lấy 9 điều “Y huấn cách ngôn” của Hải Thượng Lãn Ông làm kim chỉ nam trong khám, chữa bệnh, từ đó, tạo được niềm tin và uy tín trong nhân dân. Vì vậy, số lượng người dân đến khám và điều trị tại các cơ sở thuộc hội đông y các địa phương ngày càng cao.
kham benh
Lương y Vi Thị Hải Yến (TP Thái Nguyên) bắt mạch khám cho bệnh nhân
Trong 10 năm qua, số bệnh nhân đến khám, điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền trong toàn tỉnh là 1.350.300 lượt người. Trong đó, số bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc (châm cứu, day, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh, giác hơi) là 377.355 lượt người, số bệnh nhân được khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí là 263.699 lượt người. Một số bệnh như phục hồi hỗ trợ sau tai biến mạch máu não, liệt nửa người, phong chẩn huyết nhiệt, bệnh phụ khoa, lão khoa, tâm căn suy nhược, tỳ vị hư kém, huyết áp cao, đau vai gáy cấp tính, suy nhược cơ thể… đã được các lương y kết hợp với thiết bị, kỹ thuật công nghệ đạt kết quả tốt trong điều trị. Đặc biệt, nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý là phương thuốc bí truyền, gia bảo được các lương y cống hiến cho cộng đồng và đưa vào sử dụng đạt kết quả cao như các bài thuốc: Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của bà Nguyễn Thị Viên, Chủ tịch Hội Đông y xã Tân Dương, huyện Định Hóa; chữa bệnh từ cây mật gấu của ông Hà Tuấn Nguyên, Hội Đông y TX Phổ Yên…
Không chỉ giỏi về chuyên môn, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”, các chi hội, hội viên Hội Đông y Thái Nguyên có tấm lòng tương thân tương ái, giúp đỡ những người khó khăn, gia đình chính sách, trẻ em, người già… Các chi hội xã, phường chủ động tổ chức khám, chữa bệnh, phát thuốc, tư vấn sức khoẻ miễn phí cho bà con tiêu biểu như Hội Đông y phường Phan Đình Phùng, Phường Quang Trung (thành phố Thái Nguyên); Hội Đông y xã Huống Thượng, xã Hợp Tiến, xã Cây Thị (huyện Đồng Hỷ); Hội Đông y xã Xuân Phương, TT Hương Sơn (huyện Phú Bình); Hội Đông y xã Tiên Phong, TT Ba Hàng (TX Phổ Yên); Hội Đông y xã Mỹ Yên, xã Yên lãng (huyện Đại Từ). Nhiều lương y đã tự nguyện quyên góp tiền của, công sức giúp đỡ người bệnh nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh như BS Nguyễn Quang Thông, Lương y Nguyễn Thị Việt Thanh, Lương y Vi Thị Hải Yến (TP Thái Nguyên); Lương y Vũ Quý Hương (Chi hội Văn phòng);  Lương y Lê Đức Nam (TP Sông Công)…
Cùng với hoạt động khám, chữa bệnh, công tác quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh trồng dược liệu, trồng cây thuốc nam cũng như khai thác chế biến dược liệu được tỉnh Hội và các cấp hội quan tâm chú trọng. Hội Đông y chỉ đạo các cấp hội xây dựng vùng chuyên canh, vườn thuốc tại địa phương. Điển hình như: Hội Đông y xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ hội viên đã hiến đất để trồng vườn thuốc mẫu với nhiều cây thuốc quý như Bạch cập, Khôi nhung, Gừng đen, Ba kích, Sau sau đỏ; gia đình hội viên Nông Thị Hiên ở xóm Ngò, xã Tân Đức, huyện Phú Bình chuyển đổi hàng nghìn mét vuông đất để trồng dược liệu như xạ đen, nhân trần, cà gai...
Ngoài ra, tỉnh Hội khuyến khích hội viên tham gia trao đổi kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng việc tổ chức các buổi tọa đàm, mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Trong 10 năm (2008 - 2018), tổ chức 05 hội thảo cấp tỉnh, 21 hội thảo cấp huyện, 315 buổi hội thảo tọa đàm các cấp; vận động 270 cán bộ hội viên lương y tham gia truyền thụ bài thuốc hay, cây thuốc quý; tập hợp 265 bài thuốc hay cây thuốc quý có giá trị chữa bệnh của các đồng bào dân tộc trong toàn tỉnh; ứng dụng nghiên cứu khoa học trong khám, chữa bệnh bằng đông y với 02 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh; 12 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở; nghiệm thu 03 sáng kiến cải tiến trong công tác chuyên môn và hoạt động tổ chức Hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đông y còn một số hạn chế như: Sự phối hợp giữa Hội Đông y với Trạm y tế còn chưa thực sự chặt chẽ trong việc khám, chữa bệnh; việc kế thừa và nhân rộng các bài thuốc nam chưa được phát huy; Hội Đông y các cấp còn lúng túng, chưa tham mưu kịp thời cho cấp uỷ đảng, chính quyền về lĩnh vực y học cổ truyền; chưa làm tốt công tác tuyên truyền vận động các ông lang, bà mế gia nhập tổ chức Hội…
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 24-CT/TW trong thời gian tới, Hội Đông y Thái Nguyên cần tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo phát triển nền đông y và Hội Đông y trong tình hình mới; tập trung kiện toàn tổ chức Hội, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về y học cổ truyền cho cán bộ, hội viên; phát triển các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; hướng dẫn duy trì có hiệu quả các vườn thuốc nam, nhân rộng mô hình xã điển hình tiên tiến về y học cổ truyền; phối hợp tham mưu xây dựng vùng chuyên trồng và chế biến dược liệu; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về vai trò quan trọng của việc khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kế thừa những bài thuốc hay, kinh nghiệm chữa bệnh có giá trị./. 
Hồng Nhung
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động

Van-nghe-chao-mung.jpg Thi-sinh-Dai-Tu.jpg Gang-thep-Chuc-mung-thi-sinh.jpg Trao-giai-Ba-Nhung.jpg Van-nghe.jpg

Tư liệu - Văn kiện

Số 1182-CV/BTGTU

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 25 năm tái lập tỉnh Thái Nguyên và mừng Xuân Nhâm Dần 2022

Lượt xem:1113 | lượt tải:229

Số 28-HD/BTGTU

Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác khoa giáo năm 2022

Lượt xem:995 | lượt tải:300

Số 27-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022

Lượt xem:1383 | lượt tải:259

Số 1020-CV/BTGTU

Triển khai Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet

Lượt xem:16953 | lượt tải:4279

Số 20-HD/BTGTU

Hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Lượt xem:17280 | lượt tải:4057

Thống kê website

  • Đang truy cập447
  • Hôm nay14,943
  • Tháng hiện tại180,480
  • Tổng lượt truy cập18,340,822
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây