Thái Nguyên tổng kết thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020

Chủ nhật - 24/05/2020 21:11   Đã xem: 1535   Phản hồi: 0

Bình đẳng giới là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta dành sự ưu tiên đặc biệt.Kết quả của việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam những năm qua đã mang lại nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.Xác định bình đẳng giới là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Thái Nguyênđặc biệt quan tâm, thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới, đặc biệt là việc thực hiệnChiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

      Theo số liệu thống kê năm 2019, tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ nữ chiếm 51,4% dân số và 49,4% lực lượng lao động. Hằng năm, căn cứ nội dung Chiến lược và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về công tác bình đẳng giới, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã chỉ đạo, triển khai đồng bộ, thường xuyên, kịp thời các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại địa phương, đơn vị.Quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tầng lớp phụ nữ tham gia, đóng góp công sức, trí tuệ, từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong gia đình và ngoài xã hội. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới được đẩy mạnh tạo sự chuyển biến trong nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; góp phần xóa bỏ dần định kiến giới, thu hẹp khoảng cách giới giữa phụ nữ và nam giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, gia đình.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới được củng cố, kiện toàn, hoạt động nề nếp và hiệu quả.Việc lồng ghép vấn đề giới trong thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương có sự chuyển biến tích cực.Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp được duy trì thường xuyên.Công tác kiểm tra, giám sát về bình đẳng giới đã được quan tâm, kịp thời phát hiện và hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện ở cơ sở. Đặc biệt, các mục tiêu về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục đào tạo, y tế… có những cải thiện đáng kể.
BĐG 2
Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện
Luật Bình đẳng giới tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới
      Những kết quả nổi bật trong thực hiện các mục tiêucủa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020
      Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.Từ năm 2011 đến nay, công tác cán bộ nữ của tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực. Quan điểm nhìn nhận, đánh giá cán bộ nữ có nhiều đổi mới. Vai trò của cán bộ nữ được tăng cường trong cấp ủy và bộ máy lãnh đạo, quản lý nhà nước các cấp. Nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ nữ được các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện, trong đó chú trọng bồi dưỡng, tạo nguồn đội ngũ cán bộ nữ trẻ, cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số.
       Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.Qua thống kê trên địa bàn tỉnh số lao động được tạo việc làm mới bình quân mỗi năm giai đoạn 2011 - 2015 là 22.000 lao động (trong đó tỷ lệ lao động nữ bình quân đạt 48,3%); giai đoạn 2016 - 2020 là 21.000 người (trong đó tỷ lệ lao động nữ bình quân đạt 50,9%). Năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 68,6% (tăng 10,6% so với năm 2015), trong đó tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo đạt 43,87%. Các đề án về dạy nghề, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn tiếp tục được triển khai tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.Hoạt động của Hội Nữ doanh nhân tỉnh Thái Nguyên và các câu lạc bộ doanh nhân nữ trên địa bàn mang lại nhiều hiệu quả tích cực (Hiện nay, toàn tỉnh có 21 câu lạc bộ doanh nhân nữ với hơn 700 thành viên tham gia). Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế được các cấp hội phụ nữ duy trì và triển khai bằng nhiều hình thức như: giúp ngày công lao động, ủng hộ cây/con giống, vật liệu xây dựng, mô hình tiết kiệm vi mô… Đến hết tháng 01/2020, tổng nguồn vốn do các cấp Hội phụ nữ quản lý đạt 2.979 tỷ đồng cho 82.100 lượt người vay. 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ có nhu cầu được vay vốn thông qua việc tín chấp của các tổ chức đoàn thể địa phương.
​​​​​​      Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Tại các cơ quan, đơn vị, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền. Tỷ lệ cán bộ nữ được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn đều đạt trên 50%. Đến năm 2019, số nữ cán bộ công chức, viên chức công tác tại các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ tiến sĩ là 38/69 người; thạc sĩ là 895/1.635 người. Tại Đại học Thái Nguyên hiện 41/150 nữgiảng viênhọc hàm giáo sư và phó giáo sư (chiếm 27,3%); 306/609 nữ giảng viên có trình độ tiến sĩ (chiếm 50,24%). Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái đi học đúng độ tuổi đạt 100%; việc tiếp cận và thụ hưởng các chính sách về giáo dục đào tạo ở các bậc học phổ thông, công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản được đảm bảo cho cả hai giới. Tỷ lệ biết chữ của nữ giới trong độ tuổi từ 15 - 60 đạt ngang bằng với nam giới (98%).
      Bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.Thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; việc lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế.Uỷ ban nhân dân tỉnhđã chỉ đạo triển khai Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 thông qua nhiều hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng công tác dân số tại địa phương. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản từng bước được củng cố, phát triển từ tuyến xã, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân; việc đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được thực hiện đồng bộ từ cơ sở. Các mô hình, chương trình, đề án về chăm sóc sức khỏe liên quan đến bình đẳng giới được giao cho Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu, phối hợp, triển khai hiệu quả và duy trì tốt...
      Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao từ tỉnh đến cơ sở thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, không phân biệt lứa tuổi, giới tính đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và chất lượng thể thao quần chúng tại các địa phương. Những sự kiện chính trị quan trọng, các phong trào thi đua, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ở cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương đều có sự tham gia tích cực của các tầng lớp phụ nữ. Các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho cán bộ các cấp và người dân tại cộng đồng luôn đảm bảo bình đẳng cho nam giới và phụ nữ trong việc tiếp cận, sử dụng và thụ hưởng các nguồn thông tin.
      Bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, tiếp thu các giá trị mới, tiến bộ, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới, Uỷ ban nhân tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020; xây dựng kế hoạch triển khai công tác gia đình hàng năm; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động nhân ngày quốc tế hạnh phúc 20/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11… Đặc biệt, từ mô hình thí điểm về phòng, chống bạo lực gia đình tại phường Đồng Quang (thành phố Thái Nguyên) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ xây dựng năm 2011, đến nay, 8/9 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và nhân rộng được 103 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; 243 Nhóm phòng chống bạo lực gia đình; thành lập 1.289 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 3.317 tổ hòa giải ở cơ sở; 178/178 trạm y tế xã, phường, thị trấn là nơi khám, chữa bệnh và tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình.
      Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Từ năm 2010 đến nay, mạng lưới cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp được hình thành và phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai các hoạt động có liên quan. 9/9 huyện, thành phố, thị xã tuy chưa được bổ sung biên chế để làm công tác này nhưng đã phân công nhiệm vụ cho 01 lãnh đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội phụ trách và 01 cán bộ kiêm nhiệm công tác bình đẳng giới là cán bộ đầu mối tham mưu, triển khai các hoạt động tại địa phương. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội duy trì tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ít nhất 01 lần/năm cho đội ngũ cán bộ được giao phụ trách công tác bình đẳng giới các cấp. Đội ngũ cộng tác viên về bình đẳng giới tại 06 xã triển khai mô hình điểm câu lạc bộ bình đẳng giới và câu lạc bộ phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới duy trì hoạt động từ năm 2013 đến nay.
      Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực về thực hiện công tác bình đẳng giới, song tỉnh Thái Nguyên vẫn gặp một số thách thức, khó khăn trong quá trình triển khai các nội dung của Chiến lược và các chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Tỉnhcòn 05/22 chỉ tiêu chưa hoàn thành và 02 chỉ tiêu không đánh giá được. Việc triển khai Chiến lược và các chương trình quốc gia về bình đẳng giới chưa đồng đều ở các ngành, địa phương; một số đơn vị chưa thực sự chủ động, tích cực nên hiệu quả đạt được chưa cao. Các chỉ tiêu của mục tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị chưa đạt được theo kế hoạch đề ra; tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương còn ít về số lượng, chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ cán bộ nữ. Việc bố trí kinh phí cho công tác bình đẳng giới còn hạn hẹp so với nhu cầu triển khai thực hiện các nội dung của Chiến lược. Tư tưởng “Trọng nam, khinh nữ” vẫn tồn tại trong một bộ phận người dân và tâm lý tự ti, an phận của phụ nữ trở thành rào cản, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới.
      Trước những vấn đề đặt ra trong giai đoạn 2011 -2020 cho công tác bình đẳng giới, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chỉ đạo xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 cần gắn với việc thực hiện kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt. Đưa chỉ số về thực hiện bình đẳng giới là một trong những nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các địa phương.Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện công tác bình đẳng giới, đặc biệt là việc quy hoạch, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ nữ.Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Đề án 938 và 939 của Chính phủ gắn với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030.Xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể cho nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi. Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo nghề nghiệp có tách biệt giới.Hỗ trợ, phát triển các mô hình cung cấp dịch vụ thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó tập trung xây dựng các mô hình giải quyết việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho phụ nữ.
Hoàng Nhung
 
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động

Van-nghe-chao-mung.jpg Thi-sinh-Dai-Tu.jpg Gang-thep-Chuc-mung-thi-sinh.jpg Trao-giai-Ba-Nhung.jpg Van-nghe.jpg

Tư liệu - Văn kiện

Số 1182-CV/BTGTU

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 25 năm tái lập tỉnh Thái Nguyên và mừng Xuân Nhâm Dần 2022

Lượt xem:1113 | lượt tải:229

Số 28-HD/BTGTU

Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác khoa giáo năm 2022

Lượt xem:995 | lượt tải:300

Số 27-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022

Lượt xem:1383 | lượt tải:259

Số 1020-CV/BTGTU

Triển khai Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet

Lượt xem:16953 | lượt tải:4279

Số 20-HD/BTGTU

Hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Lượt xem:17280 | lượt tải:4057

Thống kê website

  • Đang truy cập451
  • Hôm nay14,943
  • Tháng hiện tại180,726
  • Tổng lượt truy cập18,341,068
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây