Quang cảnh buổi làm việc
Dự buổi làm việc có đại diện một số bộ, ngành Trung ương, thành viên Tổ biên tập Tiểu ban; lãnh đạo UBND 3 tỉnh. Về phía tỉnh Thái Nguyên có các đồng chí: Trần Quốc Tỏ, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, đoàn ĐQBQH tỉnh và một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các tỉnh đã báo cáo với Tiểu ban về kết quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020), kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016 - 2020) và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 làm căn cứ xây dựng Văn kiện chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Cũng tại buổi làm việc, các tỉnh đề xuất với Tiểu ban một số nội dung như: có chính sách đầu tư để tạo mối liên kết vùng, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông kết nối các địa phương trong vùng và liên vùng; xử lý các vấn đề môi trường của vùng như vấn đề bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Cầu; có cơ chế chính sách đặc thù cho các tỉnh miền núi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Tỉnh Thái Nguyên đề xuất với Tiểu ban về định hướng phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có đường Vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội kết nối với tỉnh Bắc Giang - Thái Nguyên - Vĩnh Phúc, tạo động lực phát triển cho giai đoạn tới. Định hướng đầu tư khu công nghiệp công nghệ thông tin để tận dụng cơ hội phát triển công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử gắn với Dự án Samsung; hỗ trợ, tạo điều kiện để tỉnh triển khai xây dựng Khu du lịch hồ Núi Cốc thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia… Thay mặt Tiểu ban, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đánh giá cao báo cáo của các tỉnh và ý kiến đóng góp của các đại biểu, báo cáo đã bám sát nội dung yêu cầu của Đoàn đề ra. Tốc độ tăng trưởng của các địa phương trong giai đoạn 2011 - 2020 tương đối nhanh, chất lượng tăng trưởng khá tốt, chuyển dịch kinh tế theo hướng giảm về nông nghiệp, tăng về công nghiệp - dịch vụ khá rõ ràng. Việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển có kết quả tích cực, mặc dù vẫn có sự chênh lệch giữa các tỉnh. Phó Thủ tướng đề nghị bốn tỉnh tiếp tục đánh giá kỹ hơn về việc phát triển liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch, trong đó, 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn cần khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh về du lịch lịch sử của ATK; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nghiên cứu phát triển các bước đột phá chiến lược. Đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Phó Thủ tướng ghi nhận những kết quả đã đạt được của Thái Nguyên, chỉ ra rằng ba tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang và Lạng Sơn vẫn đang nằm ở dưới mức chỉ tiêu đặt ra và cần phải có những giải pháp để phát triển mạnh hơn nữa. Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Phó Thủ tướng đề nghị các tỉnh tiếp tục nghiên cứu đóng góp thêm ý kiến, trong đó cần nghiên cứu tầm nhìn đến năm 2045. Những ý kiến đóng góp của các đại biểu đã được Tiểu ban Kinh tế - Xã hội tiếp thu, tổng hợp bổ sung căn cứ xây dựng Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.
Tác giả bài viết: Minh Tuấn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 25 năm tái lập tỉnh Thái Nguyên và mừng Xuân Nhâm Dần 2022
Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác khoa giáo năm 2022
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022
Triển khai Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet
Hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo