Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Thứ năm - 03/05/2018 20:01   Đã xem: 2566   Phản hồi: 0

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW và triển khai Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Về phía tỉnh Thái Nguyên, được sự phân công của Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Lê Văn Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự Hội nghị.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Báo cáo tổng kết tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá: Sau khi Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” (Chỉ thị số 15) được ban hành, căn cứ Kế hoạch số 04-KH/HVCTQG của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, hầu hết các ban, ngành, đoàn thể trực thuộc Trung ương và các cấp ủy đảng trong cả nước đã tổ chức Hội nghị để quán triệt Chỉ thị.
Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15, tính chung trong cả nước đã có 10.325 công trình khoa học lịch sử Đảng, trong đó có 865 công trình cấp tỉnh; 1.336 công trình cấp quận, huyện; 6.385 công trình cấp phường, xã; 1.371 công trình của các sở, ban, ngành, đoàn thể và 365 công trình do Viện Lịch sử Đảng biên soạn và xuất bản. Việc thực hiện Chỉ thị đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng về vị trí, vai trò, nhiệm vụ công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng, lịch sử ban, ngành, đoàn thể.
Trao giai tap the CT15
Đ/c Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trao bằng khen cho các tập thể
đạt thành tích xuất sắc trong 15 năm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 15

Đối với tỉnh Thái Nguyên, ngay sau khi có Chỉ thị 15, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 31/12/2002 “V tăng cường và nâng cao cht lượng nghiên cu biên son lch s đng b các cp, lch s các ngành trong tnh” (Chỉ thị số 17). Chỉ thị số 17 chỉ rõ trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử các ngành trong tỉnh. Đồng thời, giao cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan chuyên môn tham mưu cho Tỉnh uỷ lãnh đạo công tác này.
Thực hiện Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 17, các cấp uỷ từ tỉnh đến huyện và một số ngành đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, đầu tư kinh phí, tổ chức nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, đơn vị. Tiêu biểu là các đơn vị: huyện Định Hoá, Đại Từ, Phú Bình, Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh,...
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy còn tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Đề án số 04-ĐA/TU, ngày 10/10/2016 về “Tăng cường công tác nghiên cứu, biên soạn; tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử đảng bộ địa phương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016 - 2020”; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 372-QĐ/TU, ngày 24/02/2016 “Về việc ban hành quy định thẩm định bản thảo lịch sử đảng bộ địa phương, đơn vị; lịch sử truyền thống cách mạng các ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh Thái Nguyên”.
Đến nay, ở cấp huyện có 9/9 huyện, thành phố, thị xã đã hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử đảng bộ huyện, thành phố, thị xã đến năm 1990; 128/180 xã, phường, thị trấn của tỉnh đã hoàn thành việc biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ địa phương; 16/36 đơn vị cấp sở, ban, ngành của tỉnh xuất bản được cuốn sách, tài liệu lịch sử. Cấp tỉnh đã tổ chức triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đến năm 2000; biên soạn và xuất bản cuốn “Từ điển Thái Nguyên”; đang triển khai nghiên cứu, biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1936 - 2016”; “Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Thái Nguyên”; “Kỷ yếu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 1945 - 2020”; “Biên niên Lịch sử Đảng bộ tỉnh, giai đoạn 1936 - 2016”; “Đại đội 915 - Khúc tráng ca bất tử”.
Tại Hội nghị, đại diện các tỉnh, thành ủy đã trao đổi, thảo luận, nghiêm túc đánh giá thực trạng tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 15; khẳng định những thành tựu, chỉ ra những hạn chế bất cập; từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới.
Quán triệt, triển khai Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” (Chỉ thị số 20), đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định: Chỉ thị số 20 thể hiện nhận thức mới, tư duy mới của Đảng và sự quan tâm đặc biệt của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Chỉ thị số 20 đã khẳng định nội hàm của công tác lịch sử Đảng rộng hơn, không chỉ là công tác nghiên cứu, biên soạn mà còn tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng nhằm bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng, làm cho lịch sử Đảng thấm sâu vào tâm trí của mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân, tạo động lực và năng lực nội sinh để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Điểm mới của Chỉ thị số 20 so với Chỉ thị số 15 là: để tạo ra sự chuyển biến thực sự trong nhận thức cũng như tổ chức thực hiện hiệu quả công tác lịch sử Đảng thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Ngoài việc giao nhiệm vụ chung cho cấp ủy, Ban Bí thư đã giao “trách nhiệm trực tiếp và thường xuyên là thường trực cấp ủy các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác lịch sử Đảng”. Đồng thời, Chỉ thị số 20 đã khắc phục cơ bản những bất cập, hạn chế của Chỉ thị số 15 sau 15 năm thực hiện; đề ra mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tế đang đặt ra.
Nhân dịp này, Viện Lịch sử Đảng đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 12 tập thể và 21 cá nhân trong toàn quốc được trao tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vì có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Chỉ thị số 15./.
Trần Thép
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tư liệu - Văn kiện

Số 1182-CV/BTGTU

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 25 năm tái lập tỉnh Thái Nguyên và mừng Xuân Nhâm Dần 2022

Lượt xem:1113 | lượt tải:229

Số 28-HD/BTGTU

Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác khoa giáo năm 2022

Lượt xem:995 | lượt tải:300

Số 27-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022

Lượt xem:1383 | lượt tải:259

Số 1020-CV/BTGTU

Triển khai Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet

Lượt xem:16953 | lượt tải:4279

Số 20-HD/BTGTU

Hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Lượt xem:17280 | lượt tải:4057

Thống kê website

  • Đang truy cập157
  • Hôm nay14,943
  • Tháng hiện tại182,513
  • Tổng lượt truy cập18,342,855
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây