Hội thảo “Tác phẩm hay - Đích đến và giải pháp”

Thứ ba - 18/09/2018 13:17   Đã xem: 620   Phản hồi: 0

Mới đây, tại Khu du lịch Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, Liên chi hội Nhà văn Việt Nam khu vực phía Bắc đã tổ chức Hội thảo “Tác phẩm hay - Đích đến và giải pháp”. Tham dự Hội thảo có nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cục Chính trị Quân khu I và hơn 120 nhà văn thuộc Liên Chi hội Nhà văn Việt Nam của 23 tỉnh khu vực phía Bắc.

Hội thảo đã nhận được hơn 20 tham luận của các nhà văn, nhà thơ và nhà lý luận phê bình. Các tham luận và ý kiến phát biểu đề cập nhiều nội dung, khía cạnh cụ thể, xoay quanh những vấn đề: thế nào là tác phẩm hay, văn chương thời kỳ đổi mới, giải pháp để có tác phẩm hay; văn học dân tộc thiểu số cần được khai thác một cách nghiêm túc; khai thác thế mạnh vùng miền để góp phần nâng cao chất lượng sáng tác...
IMG 1281
Các đồng chí chủ trì Hội thảo
Phát biểu kết luận, Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã khẳng định: làm thế nào để có tác phẩm hay không chỉ là ham muốn của người sáng tác mà còn là trách nhiệm của nhà văn với bạn đọc; nhà văn chỉ có thể tồn tại trong công chúng khi viết cho công chúng và vì công chúng. Muốn có tác phẩm hay thì phải có nhà văn hay; muốn có tác phẩm lớn thì phải có nhà văn lớn; nhà văn phải có nhân cách lớn thì mới thành danh. Tài năng là điều kiện vô cùng quan trọng để làm nên tác phẩm hay. Vì vậy, nhà văn trước hết phải là nhà nhân văn, nếu chỉ viết vì mình, cho mình thì không bao giờ có tác phẩm lớn. Nhà văn lớn phải có khả năng khái quát con người và thời đại một cách nghệ thuật, phải gửi gắm vào tác phẩm một tư tưởng, một triết học; phải từng trải, sống nhiều và lao động nghệ thuật một cách “cùng kiệt”, bản lĩnh, nhân văn. Chỉ có như vậy thì tác phẩm mới “thặng dư” tính người và đạt đến sự toàn bích.
Hội Nhà văn Việt Nam là tổ chức bảo hộ quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm của nhà văn, chăm lo hỗ trợ sáng tác cho hội viên. Chủ tịch Hội cũng lưu ý: Tự do sáng tác là một phạm trù lịch sử, bị chi phối bởi các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử; cao hơn quyền tự do sáng tác của nhà văn là sự ổn định, phát triển của đất nước và lợi ích của dân tộc, của nhân dân./.
Tuấn Anh
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
 
 
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây