Tư tưởng nhân văn – Một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ năm - 01/06/2017 04:26   Đã xem: 8615   Phản hồi: 0

(TGCT) Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã được thể hiện qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước, giữ nước với nhiều cá nhân, tập thể yêu nước xuất hiện, nhiều phong trào cách mạng được nhen nhóm và phát triển.

Truyền thống ấy đi vào lịch sử như một biểu tượng rực rỡ của ý chí độc lập, tự do, tự chủ, tự cường của mỗi người dân Việt Nam. Trên nền tảng lòng yêu nước nồng nàn quyện chặt với tình cảm nhân ái của nhân dân, tư tưởng nhân văn đã có điều kiện thuận lợi để sớm định hình và phát triển. Tinh thần này được Hồ Chí Minh diễn đạt bằng một phương châm rất khái quát, ngắn gọn, mang đậm tính nhân văn sâu sắc: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đó không chỉ là độc lập, tự do cho cả dân tộc, cho mỗi cá nhân mà đó còn là khát vọng tự do cho cả loài người. Với ý nghĩa đó, độc lập, tự do trở thành bản chất, giá trị cao quý trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, trở thành ngọn cờ chiến đấu và mục tiêu suốt đời hy sinh cống hiến của Người. Đây chính là một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.

          Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng, rất cô đọng, khái quát, lại rất cụ thể mà không hề trừu tượng, gần gũi với cuộc sống con người và ai cũng có thể áp dụng được để tự hoàn thiện tính người, hoàn thiện nhân cách làm người. Đó là toàn bộ những quan điểm, đạo đức và chính trị bắt nguồn từ con người với nhu cầu được giải phóng đất nước, được độc lập, con người được tự do, hạnh phúc. Suốt cuộc đời đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến luân lý cách mạng, đạo đức làm người. Người nêu những tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng, và chính Người là một kiểu mẫu về đạo đức cách mạng. Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở lòng nhân ái cao cả. Lòng nhân ái của Người là sự kết tinh truyền thống nhân ái tiến bộ của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Lòng nhân ái của Người không phải là lòng thương người siêu giai cấp, trừu tượng mà là tình thương yêu giai cấp đối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động, những lớp người bị áp bức bóc lột. Lòng nhân ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện bằng hành động cách mạng, đấu tranh xóa bỏ ách thống trị của đế quốc, thực dân, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Lý tưởng, mục tiêu phấn đấu của Người là hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân Việt Nam và nhân dân lao động thế giới, hướng tới giải phóng nhân loại cần lao và bị áp bức. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thắm đượm tư tưởng vì nhân dân, vì nhân loại.

          Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta, làm đảo lộn cuộc sống, gây bao cảnh chết chóc đau thương cho người dân. Nhưng với truyền thống đoàn kết, đùm bọc nhau trong tình làng nghĩa xóm, với đạo đức nhân nghĩa của người Việt Nam, nhân dân ta từ Nam chí Bắc đều đồng lòng đứng dậy kháng chiến vì độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam trải qua mọi hoàn cảnh và biến cố của lịch sử, đã được kết tinh thành truyền thống tốt đẹp, một giá trị tinh thần cao cả. Giá trị tinh thần truyền thống đó của dân tộc Việt Nam đã được Đảng của giai cấp công nhân, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển trong thời đại mới để lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc.

          Điều mong muốn duy nhất, ham muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Để tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã khai thác triệt để tư tưởng nhân văn của dân tộc, của phương Đông, phương Tây và của chủ nghĩa Mác-Lênin. Là học trò xuất sắc của Lênin, nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin và những vấn đề do thời đại đặt ra, Người hiểu rõ những bức xúc của cách mạng ở các nước thuộc địa, đã nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc rằng: chủ nghĩa thực dân là trở lực lớn nhất trên con đường giành tự do, độc lập của các dân tộc. “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Độc lập, tự do là khát vọng hàng ngàn năm của con người và toàn thể dân tộc Việt Nam. Độc lập, tự do là điều quý nhất của một dân tộc. Để giành và giữ được điều quý nhất và thiêng liêng đó thì phải chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân. Từ năm 1930 đến 1945, trên đất nước Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng là ngọn cờ hướng cả dân tộc Việt Nam hòa chung vào dòng thác cách mạng vô sản thế giới, chiến đấu vì một giá trị nhân văn cao cả, đích thực, làm cho các dân tộc có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Hơn bao giờ hết, tư tưởng nhân văn của dân tộc được thử thách, bồi đắp trong khói lửa và sự hy sinh qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã được kế tục, phát huy rất thành công trong Cách mạng Tháng Tám. Thắng lợi đó là sự minh chứng hùng hồn trên thực tế thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng nhân văn.

          Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc sáng ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) - đó chính là thông điệp của dân tộc Việt Nam gửi tới tất cả các dân tộc trên thế giới. Nội dung thông điệp như chúng ta đã rõ, sau khi khẳng định tư tưởng nhân văn trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, tư tưởng nhân quyền, dân quyền, tự do, bình đẳng, bác ái của Cách mạng Pháp 1789, Hồ Chí Minh đã lên án hành động vô nhân đạo và phi nghĩa của thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta. Người khẳng định với các nước trên thế giới: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. Và để kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập, Người trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

          Tuyên ngôn độc lập là kết tinh tư tưởng nhân văn của dân tộc Việt Nam trải qua cuộc đấu tranh hàng ngàn năm chống phong kiến, gần một trăm năm chống chủ nghĩa thực dân. Đó cũng là tư tưởng nhân văn đích thực của các dân tộc đang chiến đấu vì phẩm giá con người và vì một cuộc sống công bằng, tốt đẹp. Trong con người Hồ Chí Minh thể hiện đậm đà truyền thống yêu nước, kính trọng dân, lấy dân làm gốc, một phẩm chất cao quý đã từng thể hiện ở các anh hùng dân tộc trong suốt bốn nghìn năm lịch sử.

          Di sản tư tưởng nhân văn đạo đức Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là hết sức phong phú, sâu sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn. Giá trị cơ bản ấy chính là nền tảng phát triển xã hội, kiến tạo hệ thống quan hệ xã hội mang đậm bản chất con người và giá trị làm người chân chính trong mọi thời đại của dân tộc Việt Nam.

Phan Tuyết Vân

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động

Van-nghe-chao-mung.jpg Thi-sinh-Dai-Tu.jpg Gang-thep-Chuc-mung-thi-sinh.jpg Trao-giai-Ba-Nhung.jpg Van-nghe.jpg

Tư liệu - Văn kiện

Số 1182-CV/BTGTU

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 25 năm tái lập tỉnh Thái Nguyên và mừng Xuân Nhâm Dần 2022

Lượt xem:1113 | lượt tải:229

Số 28-HD/BTGTU

Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác khoa giáo năm 2022

Lượt xem:995 | lượt tải:300

Số 27-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022

Lượt xem:1383 | lượt tải:259

Số 1020-CV/BTGTU

Triển khai Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet

Lượt xem:16953 | lượt tải:4279

Số 20-HD/BTGTU

Hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Lượt xem:17279 | lượt tải:4057

Thống kê website

  • Đang truy cập337
  • Hôm nay14,943
  • Tháng hiện tại177,604
  • Tổng lượt truy cập18,337,946
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây