Trong 9 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thành lập được 254 đoàn thanh, kiểm tra ATTP các cấp; Tổng số lượt cơ sở thực phẩm được thanh, kiểm tra: 6744, số cơ sở đạt yêu cầu: 5302, tỷ lệ đạt: 78,6%. Phát hiện 1442 cơ sở không đạt yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ 21,4%, xử phạt vi phạm hành chính 293 cơ sở và thu nộp ngân sách Nhà nước 302.175.000đồng.
Riêng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Nguyên đã thành lập 25 Đoàn kiểm tra, trong đó có 23 đoàn kiểm tra chuyên ngành và 02 đoàn kiểm tra liên ngành. Tiến hành kiểm tra ATTP tại 222 cơ sở. Trong quá trình thanh, kiểm tra, các Đoàn thanh, kiểm tra ATTP đã phát hiện các hành vi vi phạm về ATTP tại 42 cơ sở thực phẩm, lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính 42 cơ sở, thu nộp vào ngân sách nhà nước tổng số tiền phạt: 65.850.000 đồng; buộc thu hồi và tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm với tổng giá trị sản phẩm là 51.278.000 đồng.
Công tác phối kết hợp của các ngành, MTTQ và các đoàn thể trong việc kiểm tra, xây dựng và kết chuỗi sản phẩm an toàn được đảm bảo; việc quản lý phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm cũng được tỉnh Thái Nguyên chú trọng thực hiện... Với những hoạt động giám sát ATVSTP theo sự chỉ đạo chung của Trung ương cũng như sự thống nhất của lãnh đạo tỉnh, UBMTTQ tỉnh coi đây là một vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của dư luận và đông đảo nhân dân. Đặc biệt, đối với Thái Nguyên một tỉnh mà có lượng cán bộ công nhân viên chức, số lượng học sinh, sinh viên sử dụng các bếp ăn tập thể lớn. Do vậy, tỉnh đã đặt ra mục tiêu lấy ATVSTP làm thước đo của sự phát triển.
Kiểm tra ATVSTP trong bếp ăn tập thể khu công nghiệp
Để làm tốt việc này, ngay từ đầu năm Ủy ban MTTQ tỉnh đã triển khai tới Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, các tổ chức thành viên, đồng thời phân công mỗi tổ chức thành viên chịu trách nhiệm ở một mảng nhất định. Ví dụ, Liên đoàn Lao động tỉnh chịu trách nhiệm giám sát ATVSTP trong các bữa ăn ca tại các nhà máy, công ty lớn. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chịu trách nhiệm giám sát chất lượng bữa ăn đường phố như phở, bún, bánh… ở Trung tâm thương mại hoặc các khu chợ dân sinh. Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh theo hệ thống của mình tổ chức các hoạt động giám sát cho phù hợp, ...
Qua giám sát, đoàn giám sát cũng đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về ATVSTP và cũng được một số địa phương có những hạn chế đó rút kinh nghiệm”. Tuy nhiên, qua giám sát thấy rằng nhiều hoạt động chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt, việc sản xuất và kinh doanh rượu còn hạn chế. Nhiều hộ sản xuất rượu không có tem, không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước cũng không đến kiểm nghiệm chất lượng. Đây là yếu kém của địa phương mà đến nay vẫn chưa khắc phục được. Kể cả một số nơi khi đoàn giám sát thấy không đảm bảo chất lượng nhưng việc xử lý đến đâu lại là câu chuyện khác. Ví dụ, tại những cơ sở sản xuất bún bánh, người dân xung quanh đều kêu ca về tình trạng ô nhiễm môi trường nhưng giải quyết triệt để việc này rất khó vì việc sản xuất này gắn liền với từng gia đình ở khu dân cư. Vì vậy vấn đề đặt ra là sau khi có kết luận giám sát, cần luôn kiên trì đề nghị các cơ quan được giám sát và cơ quan cấp trên của đơn vị được giám sát thực thi kết luận của đoàn giám sát. Đối với những cơ sở viện lý do hoặc thoái thác trách nhiệm thì cần có cơ chế để xử lý dứt điểm, tạo lòng tin trong nhân dân.
Tác giả bài viết: Lê Trang
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 25 năm tái lập tỉnh Thái Nguyên và mừng Xuân Nhâm Dần 2022
Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác khoa giáo năm 2022
Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022
Triển khai Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet
Hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo