Thái Nguyên: Những kết quả nổi bật trong thực hiện chính sách an sinh xã hội

Thứ hai - 06/08/2018 04:17   Đã xem: 2240   Phản hồi: 0

Công tác an sinh xã hội (ASXH) luôn được Đảng ta coi là mục tiêu và động lực của sự phát triển đất nước; tại Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Càng đi vào phát triển kinh tế thị trường, càng phải chăm lo tốt hơn phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhan dân”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định: “Làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội; quan tâm trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội”; “thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững”; “tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ, người có công”.

Những năm qua, nhiệm vụ đảm bảo ASXH đã được tỉnh quan tâm, sâu sát đến từng đối tượng, trong đó chú trọng đến nông dân, người cao tuổi, trẻ em, nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều vấn đề bức thiết ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn từng bước được giải quyết như: đường giao thông, nhà ở, trường học, trạm xá, bảo hiểm y tế, điện sinh hoạt, thủy lợi,... đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số từ 35.683 hộ, chiếm 19,22% năm 2016, đến cuối 2017 còn 13,5%. Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Kết luận số 36-KL/TU, ngày 27/6/2016 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 15/NQ-HĐND, ngày 18/5/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 1845/QĐ-UBND, ngày 29/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã được triển khai đồng bộ và thu được nhiều kết quả. Trong 2 năm 2016, 2017, Thái Nguyên có 30.576 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi với tổng số tiền cho vay 1.238.832 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh; 1.600 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở với kinh phí trên 45.621 triệu đồng; trợ giúp pháp lý lưu động tới các địa bàn xã nghèo và cộng đồng dân cư là 2.109 người, trong đó có 539 người nghèo, góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân.
trao qua o Tan Thai
Lãnh đạo huyện Đại Từ trao tiền hỗ trợ xây nhà ở cho hộ gia đình Liêm Thị Muộn có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tân Thái (ngày 15/6/2018)

Nhiều chính sách phát triển giáo dục và đào tạo được triển khai thực hiện. Năm học 2016 - 2017, có 149.359 người học được hỗ trợ với kinh phí là 108.877 triệu đồng, trong đó miễn, giảm học phí cho 43.401 học sinh phổ thông thuộc hộ nghèo và sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hỗ trợ chi phí học tập cho 100.511 học sinh, trẻ mẫu giáo thuộc hộ nghèo theo Nghị định 86/2016/NĐ-CP; hỗ trợ tiền ăn trưa cho 6.745 trẻ em mẫu giáo theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP. Các cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với doanh nghiệp tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn khu vực bị thu hồi đất theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg. Giai đoạn 2011 - 2016, Thái Nguyên có 30.475 lao động nông thôn thuộc vùng dự án bị thu hồi đất nông nghiệp đã được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm, góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Chính sách bảo hiểm y tế được tăng cường. Đến 31/12/2017, số người tham gia BHYT là 1.218.645 người, đạt 97,8% dân số; trong đó, 100% các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người nghèo, dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi tham gia ổn định, thường xuyên; tỷ lệ  học sinh, sinh viên tham gia BHYT đạt 96,9%. Ngoài ra, còn nhiều chính sách ASXH khác được triển khai có hiệu quả như: Chính sách hỗ trợ tiền điện; trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg; chính sách trợ giúp xã hội; chính sách hỗ trợ đột xuất góp phần khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn;...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách ASXH ở Thái Nguyên vẫn còn những khó khăn, hạn chế do một số chính sách chồng chéo về nội dung hỗ trợ. Tình trạng tuyên truyền đạo trái phép diễn biến phức tạp. Tệ nạn xã hội gia tăng. Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Việc cải cách thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành chậm. Một bộ phận đồng bào dân tộc còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, chưa nỗ lực cố gắng vươn lên để thoát nghèo. Việc bố trí các nguồn lực thực hiện chính sách có lúc chưa kịp thời, nên đã ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân. Kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, một số địa phương tỷ lệ giảm hộ nghèo thấp. Công tác huy động các nguồn lực, đặc biệt từ xã hội hóa trong công tác ASXH gặp nhiều khó khăn...
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đảm bảo thực hiện tốt các chính sách ASXH gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020, Thái Nguyên đã và đang quyết tâm thực hiện các giải pháp chủ yếu như: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách ASXH; quán triệt nguyên tắc công bằng và bình đẳng trong hưởng thụ chính sách ASXH. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ ASXH ở địa phương, cơ sở. Gắn kết hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đang triển khai, thực hiện trên địa bàn với các chính sách ASXH: Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chương trình hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn; các dự án ODA hỗ trợ giảm nghèo và phát triển nông nghiệp, nông thôn; các đề án hỗ trợ phát triển dân tộc thiểu số theo các quyết định của Chính phủ... Từng bước nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ASXH, chú trọng thực hiện các chính sách bảo trợ đối với toàn dân; mở rộng và phát triển các công trình sự nghiệp bảo trợ xã hội; tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho các đối tượng chính sách, đặc biệt là người có công với cách mạng, những người gặp hoàn cảnh khó khăn; phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng, giữa đáp ứng yêu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài của người dân./.
Hứa Thị Kiều Hoa
Trưởng phòng Khoa giáo,
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động

Van-nghe-chao-mung.jpg Thi-sinh-Dai-Tu.jpg Gang-thep-Chuc-mung-thi-sinh.jpg Trao-giai-Ba-Nhung.jpg Van-nghe.jpg

Tư liệu - Văn kiện

Số 1182-CV/BTGTU

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 25 năm tái lập tỉnh Thái Nguyên và mừng Xuân Nhâm Dần 2022

Lượt xem:1112 | lượt tải:228

Số 28-HD/BTGTU

Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác khoa giáo năm 2022

Lượt xem:994 | lượt tải:300

Số 27-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022

Lượt xem:1382 | lượt tải:259

Số 1020-CV/BTGTU

Triển khai Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet

Lượt xem:16952 | lượt tải:4279

Số 20-HD/BTGTU

Hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Lượt xem:17278 | lượt tải:4057

Thống kê website

  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm146
  • Hôm nay14,943
  • Tháng hiện tại176,514
  • Tổng lượt truy cập18,336,856
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây