Phú Bình: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử địa phương

Thứ hai - 17/01/2022 19:45   Đã xem: 889   Phản hồi: 0

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Bình có 291 di tích lịch sử, trong đó có 54 di tích được nhà nước xếp hạng (07 di tích cấp quốc gia, 47 di tích cấp tỉnh). Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử đảng bộ địa phương cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện Phú Bình luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm triển khai thực hiện, có nhiều chuyển biến tích cực.

     Ngày 28/02/2020, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện (nay là Trung tâm chính trị huyện) và phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã ký Chương trình phối hợp số 01/CTr-BTGHU-GD&ĐT-TTBDCT về việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử đảng bộ địa phương cho học viên tại Trung tâm chính trị, cán bộ, giáo viên, học sinh các nhà trường trên đại bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025. Thực hiện chương trình phối hợp, hằng năm Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm chính trị huyện tổ chức kiểm tra phương hướng chính trị, tư tưởng, chất lượng giảng dạy môn đạo đức, giáo dục công dân và lịch sử đảng bộ địa phương tại các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Qua kiểm tra cho thấy, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chỉ đạo các nhà trường tích hợp nội dung lịch sử địa phương vào chương trình giảng dạy, khuyến khích các trường tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm cho học sinh để các em được nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa địa phương. Hầu hết các nhà trường nhận bảo vệ, chăm sóc các di tích lịch sử; một số trường học xây dựng và duy trì mô hình “Câu lạc bộ em yêu lịch sử”, đến nay có 9 trường tiểu học và trung học cơ sở duy trì được câu bộ này. Huyện đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ đoàn tổ chức các buổi nói chuyện tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên về truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc, phong trào cách mạng của địa phương; các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ. Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND huyện tích cực tuyên truyền, quảng bá hình ảnh lao động, phát triển sản xuất và các giá trị văn hóa của con người, quê hương Phú Bình trên Trang thông tin điện tử của huyện.
     
Trong những năm qua, huyện Phú Bình đã nghiên cứu, biên soạn được nhiều công trình lịch sử, như: Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình, giai đoạn 1930 - 2005; Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình, giai đoạn 1943 - 2018; …Đồng thời, mỗi tháng  huyện  xuất bản được 500 cuốn Thông tin nội bộ cấp phát cho các chi bộ, đảng bộ cở sở để làm tài liệu sinh hoạt định kỳ. Có 18/20 xã, thị trấn đã xuất bản, tái bản cuốn sách lịch sử đảng bộ địa phương. Những cuốn sách sau khi xuất bản đã được đông đảo, cán bộ, đảng viên và nhân dân đón đọc, góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, lịch sử địa phương trên địa bàn huyện.
image 20220118074631 1
Lễ kết nạp Đoàn viên cho các thanh niên ưu tú tại Đền Liệt sỹ huyện Phú Bình
     Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử địa phương trên địa bàn huyện Phú Bình vẫn còn một số hạn chế là: Tuyên truyền, phổ biến, phát huy giá trị các công trình lịch sử chưa được chú trọng; công tác tuyên truyền, giáo dục đã có nhiều đổi mới, song chưa thực sự tác động sâu rộng tới mọi đối tượng, mọi giai tầng trong xã hội; nội dung tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử đảng bộ địa phương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa phong phú;…
     Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thời gian tới huyện Phú Bình cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử địa phương; xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử của huyện, của tỉnh, của đất nước; rà soát các di tích lịch sử văn hóa đã xuống cấp để xây dựng kế hoạch tu bổ, tôn tạo phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng, gắn với phát triển du lịch; các nhà trường tổ chức ngày hội đọc sách và chủ động phối hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử đảng bộ địa phương, qua đó giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa truyền thống lịch sử cách mạng, giá trị  lịch sử văn hóa địa phương góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện./.
                                     Nguyễn Thị Hoa
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây