Thái Nguyên: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp

Thứ năm - 11/11/2021 04:50   Đã xem: 434   Phản hồi: 0

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp có vai trò quan trọng trong tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp, giúp nông sản của người nông dân khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Những năm gần đây các cấp ủy, chính quyền địa phương Thái Nguyên tích cực vào cuộc, đặc biệt người nông dân đã thay đổi về tư duy, sẵn sàng tiếp cận các giải pháp công nghệ, khoa học kỹ thuật mới trong trồng trọt và chăn nuôi.

     Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là một trong tám lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Theo đó, chuyển đổi số quốc gia lĩnh vực nông nghiệp sẽ tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Trên cơ sở cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Chương trình gắn với thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; để lĩnh vực nông nghiệp bắt nhịp công cuộc chuyển đổi số, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp…
     Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đa lĩnh vực; phần mềm quản lý chất lượng nông sản, từ đó có giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm của gần 400 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở đã nâng cấp cấu hình thanh toán trực tuyến 88 bộ thủ tục hành chính phục vụ tiếp nhận và trả kết quả; ứng dụng phần mềm trong quản lý cây xanh; lắp đặt một số thiết bị đo mưa và mực nước tự động... Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp trên 1,7 triệu tem truy xuất nguồn gốc, trong đó có trên 500 nghìn tem truy xuất nguồn gốc nông sản của các cơ sở sản xuất kinh doanh; gần 80% HTX, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh đã đầu tư công nghệ đóng gói tự động, sử dụng tem điện tử để truy xuất minh bạch nguồn gốc sản phẩm.
image 20211111165013 1
Quang cảnh buổi đào tạo trực tuyến cho các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh chè tại điểm cầu Thái Nguyên
    Nhằm ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, kinh doanh sản phẩm chè, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức đào tạo trực tuyến cho các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh về cách thức tiếp cận và xây dựng chiến lược tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp; các giải pháp ứng dụng thực tiễn (Facebook; Google; Livestream; Tiktok;...); tăng trưởng kinh doanh với mô hình bán lẻ đa kênh Omni-channel; giải pháp bán hàng trên sàn thương mại điện tử;... Nhờ sự trợ giúp của công nghệ số, những doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm chè bởi dịch Covid-19 đã cơ bản giải quyết được đầu ra cho nông sản. HTX chè Tuyết Hương là một trong những đơn vị chủ động ứng dụng công nghệ vào quá trình trồng, chăm sóc, chế biến chè sử dụng ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh QR-Code để tăng cường minh bạch trong truy xuất nguồn gốc. Bà Trần Thị Tuyết, Giám đốc HTX chè Tuyết Hương cho hay: “Việc sử dụng mã QR-Code đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Chỉ cần một cái điện thoại thông minh kết nối Internet, người tiêu dùng có thể tra cứu các thông tin về sản phẩm, từ đó hạn chế việc mua phải những thực phẩm kém chất lượng”.
     Việc ứng dụng số trong phát triển nông nghiệp đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); đã tạo nên những tín hiệu tích cực, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của các địa phương, phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, liên kết chuỗi giá trị, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa vào sử dụng website OCOP Thái Nguyên tại địa chỉ: ocop.thainguyen.gov.vn nhằm giới thiệu Chương trình OCOP và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn; thực hiện đăng ký, nộp hồ sơ chứng nhận sản phẩm; đáng giá, phân hạng sản phẩm OCOP... Sau hai năm triển khai Chương trình (2019 - 2020), toàn tỉnh đã có 2 sản phẩm được công nhận OCOP Quốc gia (5 sao), gần 80 sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ 3 - 4 sao; nhiều loại nông sản đã xây dựng được thương hiệu, đứng vững trên thị trường, tự tin xuất khẩu ra các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản./.
Kiều Hoa


 
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động

Van-nghe-chao-mung.jpg Thi-sinh-Dai-Tu.jpg Gang-thep-Chuc-mung-thi-sinh.jpg Trao-giai-Ba-Nhung.jpg Van-nghe.jpg

Tư liệu - Văn kiện

Số 1182-CV/BTGTU

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 25 năm tái lập tỉnh Thái Nguyên và mừng Xuân Nhâm Dần 2022

Lượt xem:1113 | lượt tải:229

Số 28-HD/BTGTU

Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác khoa giáo năm 2022

Lượt xem:995 | lượt tải:300

Số 27-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022

Lượt xem:1383 | lượt tải:259

Số 1020-CV/BTGTU

Triển khai Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet

Lượt xem:16953 | lượt tải:4279

Số 20-HD/BTGTU

Hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Lượt xem:17279 | lượt tải:4057

Thống kê website

  • Đang truy cập259
  • Hôm nay14,943
  • Tháng hiện tại177,045
  • Tổng lượt truy cập18,337,387
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây