Thái Nguyên: khẩn trương phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Thứ bảy - 19/01/2019 01:41   Đã xem: 786   Phản hồi: 0

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra lây lan nhanh trên loài lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết rất cao lên đến 100%, hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị. Từ năm 2017 đến ngày 31/10/2018, đã có 19 quốc gia nhiễm bệnh với tổng số lợn bệnh lên đến trên 300.000; số lợn có nguy cơ mắc bệnh buộc phải tiêu hủy trên 700.000 con. Nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có chăn nuôi lợn với số lượng lớn là rất cao.
Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, ngày 10/01/2019, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND để lãnh đạo chỉ đạo, tập trung triển khai công tác phòng, chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Trong đó, yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện ngay các biện pháp như sau:
Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện khẩn số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018; Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY, ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; quy định của Luật Thú y, Thông tư hướng dẫn và văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” ở các cấp. Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các địa phương nhất là các địa phương giáp ranh các tỉnh khác, các địa phương có tổng đàn lợn với số lượng lớn, các địa phương có ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao, địa phương có nhiều khách du lịch. Các cấp chính quyền, các ngành, địa phương, đơn vị chủ động giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch; tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt theo mô hình VietGAP; các hộ chăn nuôi, giết mổ lợn hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn và vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với người, phương tiện ra, vào khu vực chăn nuôi, giết mổ theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh.
Khi phát hiện ổ dịch, chủ tịch UBND các cấp của địa phương có bệnh phải phân công nhiệm vụ, triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo để điều hành các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương. Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện giao ban hằng tuần, đột xuất hoặc giao ban trực tuyến để cập nhật diễn biến dịch bệnh và chỉ đạo tổ chức thực hiện; trực tiếp đến ngay các địa phương có dịch bệnh, có nguy cơ bị dịch bệnh uy hiếp để kiểm tra, đôn đốc và tổ chức các biện pháp chống dịch...
                                                                                     Kiều Hoa
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động

Van-nghe-chao-mung.jpg Thi-sinh-Dai-Tu.jpg Gang-thep-Chuc-mung-thi-sinh.jpg Trao-giai-Ba-Nhung.jpg Van-nghe.jpg

Tư liệu - Văn kiện

Số 1182-CV/BTGTU

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 25 năm tái lập tỉnh Thái Nguyên và mừng Xuân Nhâm Dần 2022

Lượt xem:1113 | lượt tải:229

Số 28-HD/BTGTU

Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác khoa giáo năm 2022

Lượt xem:995 | lượt tải:300

Số 27-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022

Lượt xem:1383 | lượt tải:259

Số 1020-CV/BTGTU

Triển khai Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet

Lượt xem:16953 | lượt tải:4279

Số 20-HD/BTGTU

Hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Lượt xem:17280 | lượt tải:4057

Thống kê website

  • Đang truy cập410
  • Hôm nay14,943
  • Tháng hiện tại179,598
  • Tổng lượt truy cập18,339,940
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây