Quan tâm phát triển hạ tầng giao thông nông thôn

Thứ năm - 23/09/2021 02:46   Đã xem: 636   Phản hồi: 0

Nông dân và nông thôn luôn được xác định là có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, Thái Nguyên có hơn 68% dân số sống ở khu vực nông thôn. Trong những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, bộ mặt của nhiều thôn, bản trong tỉnh đã từng bước khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Xây dựng nông thôn mới (NTM) trở thành phong trào rộng khắp, đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, phát triển giao thông nông thôn (GTNT) đóng vai trò quan trọng. 

     Xác định phát triển hạ tầng GTNT là động lực, là đòn bẩy và là tiền đề để phát triển kinh tế nông thôn; tăng cường giao thương và giao lưu văn hóa, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp hiệu quả nhằm phát triển đồng bộ mạng lưới hạ tầng GTNT trải rộng hàng nghìn ki-lô-mét, kết nối vùng sâu, vùng xa, nông thôn, miền núi với các tuyến quốc lộ, cao tốc...
image 20210923134831 1
Thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng mới,
cải tạo 
và nâng cấp trên 10.700km đường GTNT
     Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phong trào làm đường GTNT tại nhiều địa phương trong tỉnh đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo sức lan tỏa và chuyển biến tích cực trong cộng đồng. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tích cực tham gia hưởng ứng phong trào bằng việc đóng góp ngày công lao động, hiến đất và tài sản trên đất để phục vụ làm đường giao thông nông thôn. Giá trị quy đổi từ hiện vật và ngày công thành tiền ước đạt trên 1.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh đã nhận được sự đồng thuận cao từ phía Nhân dân. Trên 400.000 tấn xi măng đã được tỉnh phân bổ cho xây dựng NTM, trong đó có hoàn thiện về hạ tầng GTNT. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, bức tranh GTNT tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực mang tính “đột phá” về kết cấu hạ tầng giao thông. Tính từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã có 119/137 xã đạt tiêu chí giao thông (đạt tỷ lệ 86,7%); tăng 118 xã so với năm 2011. Nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn về xây dựng đường giao thông từ 0,7% lên 86,7%. Giai đoạn qua, toàn tỉnh đã xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp trên 10.700km đường giao thông nông thôn; chất lượng đường giao thông ngày càng được nâng cao và khá đồng bộ; bề rộng mặt đường được mở rộng; nhiều tuyến đường đã có đầy đủ vỉa hè, rãnh thoát nước, đèn chiếu sáng, biển tên đường, biển báo giao thông, trồng hoa, cây xanh… bảo đảm đạt, vượt chuẩn đem lại diện mạo mới cho vùng nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả đó thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực vượt khó của các cấp ngành và địa phương trong tỉnh, trong đó có việc ưu tiên nguồn lực để hoàn thiện tiêu chí về GTNT.
     Phát triển kết cấu hạ tầng GTNT nhằm tăng cường năng lực vận tải, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân là chủ trương lớn của tỉnh. Hiện nay, nhu cầu cứng hóa các tuyến đường GTNT tại một số xã, thôn khu vực vùng sâu, vùng xa là rất lớn và cấp thiết. Do vậy, bước sang giai đoạn 2021-2025, tỉnh tiếp tục thúc đẩy chương trình cứng hóa đường giao thông nông thôn theo phương thức Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân cùng làm. Có thể khẳng định những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua sẽ là nền tảng vững chắc để Thái Nguyên tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, hoàn thiện hệ thống GTNT. Kết quả đó cũng là nền tảng, động lực để Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững./.

Ngọc Thơm

 
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây