Những hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Thái Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

 22:43 18/10/2022

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc. Tháng 12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Bác đã cùng Trung ương Đảng trở lại An toàn khu (ATK) vùng Việt Bắc, trong đó có Thái Nguyên để lãnh đạo toàn dân kháng chiến kiến quốc. Với cương vị Chủ tịch nước và sau đó là Chủ tịch Đảng, Người còn là nhà ngoại giao kiệt xuất, là Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, trực tiếp dẫn dắt, chỉ đạo những thế hệ cán bộ ngoại giao tiền bối trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp tại ATK. Những hoạt động ngoại giao của Bác giai đoạn 1947 - 1954 tại ATK Thái Nguyên đã cho thấy đỉnh cao của tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, để lại những bài học lớn về đối ngoại cho những giai đoạn cách mạng tiếp theo và đến ngày nay khi đất nước hướng tới các mục tiêu phát triển quan trọng trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Bộ Tổng tham mưu trên quê hương Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

 22:37 15/10/2022

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên đoán được âm mưu, hành động của thực dân Pháp và Người đã quyết định trở lại Việt Bắc để xây dựng An toàn khu kháng chiến (sau này gọi tắt là ATK kháng chiến) trên địa bàn các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Trong đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu đóng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, nơi đặt cơ quan đầu não chỉ đạo kháng chiến của Trung ương Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ở và làm việc tại ATK Định Hóa - Thái Nguyên lãnh đạo đất nước trong những năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Những sự kiện quan trọng diễn ra tại ATK Định Hóa - Thái Nguyên từ chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947 đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

 22:32 13/10/2022

Là nơi địa thế hiểm trở “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, nên sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, dự báo khó tránh khỏi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định chọn một số địa điểm nằm sâu trong căn cứ địa Việt Bắc xây dựng An toàn khu (ATK) của Trung ương, trong đó, trung tâm là huyện Định Hoá (Thái Nguyên). Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ý nghĩa lịch sử, giá trị thời đại

 22:20 10/10/2022

Công tác thi đua, khen thưởng có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Không phải ngẫu nhiên, từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong hoàn cảnh đất nước vô vàn khó khăn, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” tại xóm Nà Lọm, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Lực lượng Công an nhân dân góp phần bảo vệ vững chắc An toàn khu Trung ương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

 22:10 07/10/2022

Trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng công an nhân dân đã phát huy vai trò nòng cốt thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ATK Trung ương, bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở và lực lượng cách mạng.

Bác Hồ với văn nghệ sĩ, trí thức ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

 22:06 05/10/2022

Sau khi đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh rời làng Vạn Phúc, Hà Đông để di chuyển dần nơi ở và làm việc của cơ quan Chính phủ lên chiến khu Việt Bắc. Những nghệ sĩ, trí thức  yêu nước đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, nay nguyện một lòng đi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh lên chiến khu để tiến hành cuộc trường chinh, bảo vệ thành quả của nước Việt Nam mới.

Phát huy giá trị các di tích, địa điểm di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Nguyên

 21:52 23/09/2022

Thái Nguyên là địa bàn quan trọng của Việt Bắc, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chọn làm “Thủ đô kháng chiến”. Nơi đây đã ghi dấu biết bao sự kiện lịch sử của toàn dân tộc trong những ngày trước khởi nghĩa (1945) cũng như suốt chặng đường trường kỳ kháng chiến của toàn dân tộc (1945 - 1954). Với địa hình thuận lợi, phù hợp với việc xây dựng các khu căn cứ vững chắc, an toàn, đồng thời có cơ sở và phong trào quần chúng vững mạnh, các ATK tại Thái Nguyên dần được hình thành và trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng, cho kháng chiến. Từ mảnh đất này, các quyết sách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ đã ra đời, lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp, tiến tới chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Từ ATK Định Hóa đến chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử

 21:47 16/09/2022

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), An toàn khu (ATK) do Trung ương xây dựng ở Định Hoá và một số huyện giáp ranh của ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn là An toàn khu lớn nhất và quan trọng nhất. Đó là căn cứ của cơ quan đầu não kháng chiến cả nước ta. Từ đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ đã lãnh đạo quân và dân ta tiến hành kháng chiến thắng lợi.

Thái Nguyên từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về ATK Định Hóa cùng Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (20/5/1947)

 21:43 12/09/2022

Thái Nguyên, mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, từng là “phên dậu” trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược phương Bắc bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương trọng yếu để xây dựng An toàn khu Trung ương (ATK). Tại đây, nhiều quyết sách quan trọng của Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc tới thắng lợi hoàn toàn. Thái Nguyên trở thành “Thủ đô kháng chiến” bởi những giá trị truyền thống và vị thế địa - chính trị đặc biệt quan trọng, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử trong bối cảnh đó.

ATK Thái Nguyên trong chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947

 05:00 11/03/2022

Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du, nằm giữa căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc và đồng bằng châu thổ sông Hồng. Do đặc điểm vừa có địa hình hiểm trở tạo thành địa thế thuận lợi để đối phó với địch, vừa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường sông nên bước vào cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã chọn Thái Nguyên làm An toàn khu (ATK) Trung ương, làm “Thủ đô kháng chiến”. Từ đầu năm 1947 đến 1954, hầu hết các cơ quan đầu não kháng chiến: Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội, Bộ Quốc phòng… và các lãnh tụ kháng chiến (Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng,…) đã đến ở và làm việc tại Thái Nguyên để lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta.

Định Hóa: Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử địa phương

 01:22 05/01/2022

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Định Hóa là một trong những địa bàn chiến lược hiểm yếu của Thái Nguyên và Việt Bắc. Địa thế Định Hóa kín đáo thích hợp cho công tác tổ chức canh gác, bảo vệ từng trọng điểm và tổ chức chống tập kích đường không, đường bộ của địch; là nơi tiến có thể đánh, lui có thể giữ; từ đây có thể tỏa đi khắp vùng từ biên giới xuống đồng bằng, giao thông liên lạc tương đối thuận tiện có thể giữ mối liên lạc từ Trung ương và các địa phương, thuận lợi cho công tác chỉ đạo trong toàn quốc.

Phát huy giá trị Khu di tích lịch sử quốc gia - Địa điểm lưu niệm các TNXP Đại đội 915 - Đội 91 Bắc Thái

 05:51 21/12/2021

Năm 1972, mặc dù bị thất bại liên tiếp trên các chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược, tiếp tục leo thang chiến tranh, điên cuồng bắn phá miền Bắc, thả mìn phong tỏa bờ biển và cửa sông, gây khó khăn cho việc tiếp nhận, vận chuyển vũ khí, hàng hóa chi viện các chiến trường của quân và dân ta. Tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên và Bắc Kạn) đã trở thành huyết mạch giao thông, “cảng cạn” có nhiệm vụ nhận, trung chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm…của các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta từ biên giới ra các chiến trường.

Những bước phát triển trên chiến khu Định Hóa

 12:27 27/10/2021

Định Hóa vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là trung tâm thủ đô kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trải qua những thăng trầm của thời gian, chiến khu xưa đã và đang từng ngày khởi sắc, với những thành tựu đáng tự hào.

Công tác Kỹ thuật Hải quân: Góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đường Hồ Chí Minh trên biển

 06:38 06/10/2021

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình cách mạng, kịp thời chi viện cho chiến trường miền Nam, Đảng ta đã quyết định mở hai con đường chiến lược: đường Hồ Chí Minh trên bộ và đường Hồ Chí Minh trên biển. Ngày 23/10/1961, Bộ tổng Tư lệnh ra Quyết định số 97/QP do Thứ trưởng Hoàng Văn Thái ký thành lập Đoàn vận tải thủy mang tên 759 (tiền thân của Lữ đoàn 125), có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường thủy. Từ đó, ngày 23/10 hằng năm trở thành Ngày truyền thống mở Đường Hồ Chí Minh trên biển và cũng là Ngày thành lập Lữ đoàn 125, Bộ Tư lệnh Vùng 2 ngày nay.

Kỷ niệm 60 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển

 05:08 16/09/2021

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021); nhằm tuyên truyền sâu rộng chiến công và thành tích vẻ vang của Đường Hồ Chí Minh trên biển; tôn vinh và tri ân công lao, đóng góp to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Quan tâm chăm lo, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin

 06:08 10/08/2021

Trong các cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của đất nước, theo tiếng gọi của Tổ quốc đã có hàng chục vạn con em đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong đó, có gần 11 nghìn người đã hy sinh; hàng vạn người bỏ lại một phần xương máu ngoài chiến trường; nhiều người trở về đã bị phơi nhiễm chất độc hóa học da cam/dioxin ở mức độ khác nhau và trở thành nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC).

Hình ảnh hoạt động

Van-nghe-chao-mung.jpg Thi-sinh-Dai-Tu.jpg Gang-thep-Chuc-mung-thi-sinh.jpg Trao-giai-Ba-Nhung.jpg Van-nghe.jpg

Thống kê website

  • Đang truy cập106
  • Hôm nay14,943
  • Tháng hiện tại176,180
  • Tổng lượt truy cập18,336,522

Tư liệu - Văn kiện

Số 1182-CV/BTGTU

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 25 năm tái lập tỉnh Thái Nguyên và mừng Xuân Nhâm Dần 2022

Lượt xem:1112 | lượt tải:228

Số 28-HD/BTGTU

Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác khoa giáo năm 2022

Lượt xem:994 | lượt tải:299

Số 27-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2022

Lượt xem:1382 | lượt tải:259

Số 1020-CV/BTGTU

Triển khai Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet

Lượt xem:16952 | lượt tải:4279

Số 20-HD/BTGTU

Hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Lượt xem:17278 | lượt tải:4057
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây